CN. Lê Ánh Vương
Trưởng phòng Dân số - Trung tâm Y tế TPBL
Thành phố Bạc Liêu gồm có 10 phường, xã (trong đó có 4 xã, phường thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số) với quy mô dân số là 159.902 người, trong đó, người từ 60 tuổi trở lên là 21.929 người chiếm 13,7%. Người cao tuổi (NCT) tại các xã, phường thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thành phố Bạc Liêu cũng nằm trong tình trạng chung của NCT trong cả nước đó là phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép, tỷ lệ NCT mắc các nhóm bệnh không lây nhiễm ngày càng cao: huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, sa sút trí tuệ, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ...từ đó đã làm giảm số năm sống khỏe mạnh và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của NCT.
Với mục tiêu từng bước nâng cao sức khỏe NCT thông qua các hoạt động truyền thông, tư vấn kết hợp với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Trong thời gian qua, game bài đổi thưởng ftkh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT trên toàn thành phố, trong đó tập trung chú trọng ở các xã, phường có tỷ lệ NCT cao; vùng đồng bào DTTS; NCT có hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh cho NCT. Để NCT được sống khỏe, sống vui, hạn chế bệnh tật là điều mong muốn không chỉ của NCT, mà còn là mong muốn của cả gia đình và xã hội.
Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là các câu lạc bộ người cao tuổi trên toàn thành phố. Sự nhiệt tình của đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ làm công tác dân số, cộng tác viên dân số. Công tác chăm sóc sức khỏe tại các xã, phường vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong năm 2023, công tác chăm sóc sức khỏe NCT tại 4 xã vùng DTTS đã tổ chức 17 đợt khám bệnh, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 1.996 người cao tuổi; lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe, quản lý bệnh mạn tính cho 7.134 đạt 88.9%; số NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm 6.292 đạt 78%; số NCT được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế 9.158 lượt/năm.
Quang cảnh khám và cấp thuốc miễn phí cho người cao tuổi
Về công tác truyền thông, đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, câu lạc bộ NCT tổ chức 17 cuộc tuyên truyền nhằm cung cấp những thông tin như: Già hóa dân số; quyền được chăm sóc sức khỏe, trách nhiệm của gia đình đối với chăm sóc, phụng dưỡng NCT, với hơn 500 người tham dự.
Quang cảnh buổi truyền thông về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Thực hiện phát loa tuyên truyền với 615 lượt về các chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước về NCT, thách thức của quá trình “Già hóa dân số”, việc chăm sóc và phát huy vai trò của NCT. Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho hơn 319 người cao tuổi đến khám chữa bệnh tại trạm y tế về kiến thức phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe đặc biệt là đối với một số bệnh mãn tính thường gặp ở NCT.
Tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn tại cộng đồng cho gần 3.183 hộ gia đình thông qua đội ngũ viên chức dân số xã, phường và cộng tác viên dân số về kiến thức phòng bệnh, chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.
Quang cảnh cộng tác viên tuyên truyền về Già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Mặc dù công tác chăm sóc sức khỏe NCT tại các xã, phường vùng đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Bạc Liêu đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên còn một số khó khăn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tổ chức thực hiện chăm sóc NCT còn nhiều hạn chế. Nhân lực chuyên ngành lão khoa còn ít, NCT chưa được chăm sóc chuyên sâu. Kinh phí thực hiện Đề án NCT còn hạn hẹp (600.000 đồng/câu lạc bộ/năm), kinh phí huy động nguồn xã hội hóa ít, do đó việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền chưa thường xuyên, số lượng NCT được khám bệnh, phát thuốc miễn phí có giới hạn.
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa trong công tác chăm sóc sức khỏe NCT trên địa bàn, thành phố Bạc Liêu đề xuất một số giải pháp cụ thể như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác chăm sóc sức khỏe NCT; đẩy mạnh tuyên truyền vận động thay đổi hành vi tạo môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc sức khỏe NCT. Củng cố, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực cho việc khám chữa bệnh cho NCT, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho người làm công tác chăm sóc sức khỏe NCT, đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ chuyên ngành lão khoa. Xây dựng và duy trì hoạt động của các CLB chăm sóc sức khỏe cho NCT hoặc lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe NCT vào sinh hoạt CLB liên thế hệ, các loại hình CLB của NCT cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho NCT và người nhà NCT. Tăng cường kinh phí, ban hành các chính sách nhằm huy động các nguồn xã hội hóa trong công tác chăm sóc sức khỏe NCT. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá hoạt động của đề án để có định hướng hoạt động phù hợp./.